CÂY GIÁNG HƯƠNG
Liên hệ (Tùy thuộc vào đường kính, chiều cao...)
Tên thường gọi: Cây giáng hương, cây giáng hương trái to, cây đinh hương
Tên khoa học: Pterocarpus macrocarpus Kurz
Họ thực vật: Fabaceae (họ Đậu)
Chiều cao: 3 – 4m
Đk thân: 6 – 8cm
Đặc điểm
- Thân: Cây giáng hương thường thuộc nhóm cây thân gỗ; với những cây giáng hương cổ thụ có thể cao đến 20-30m, đường kính thân từ 0,7-0,9m hoặc có thể hơn. Gốc có bạnh vè, thân thẳng, vỏ có màu xám, bong những vảy lớn không đều hay hơi nứt dọc, có nhựa mủ màu đỏ chảy ra khi bị vết xước.
- Lá: Cây có cành nhánh mảnh, mềm mại, có lông, cành già nhẵn. Lá kép lông chim lẻ 1 lần, dài từ 15-25cm, mang 9-11 lá chét có hình bầu dục hay hình trứng-thuôn; lá dài 4-11cm, rộng 2-5cm, gốc tròn hoặc tù, đầu mũi nhọn cứng, hơi có lông.
- Hoa: Giáng hương có cụm hoa hình chùy ở nách lá, phủ lông màu nâu, dài 5-9cm. Hoa có màu vàng nghệ với cuống dài và nhiều lông, mùi rất thơm. Quả giáng hương tròn, đường kính từ 5-8cm, dẹt, có mũi cong về phía cuống, màu vàng nâu, bên trong có một hột, rìa xung quanh có cánh rộng và lông mịn như nhung.
Công dụng
- Cây Giáng Hương có dáng đẹp, hoa thơm được trồng làm cây cảnh trong công viên hoặc ven đường phố, khuôn viên trường học, bệnh viện,…mang không khí trong lành, cải thiện ô nhiễm.
- Trong Đông y, người ta có thể sử dụng tất cả các bộ phận của cây giáng hương để chữa bệnh, cụ thể:
Vỏ cây là nguyên liệu bào chế của các loại thuốc chữa bệnh tiểu đường.
Rễ cây được sử dụng trong các bài thuốc bổ máu, điều hòa khí huyết, điều hòa kinh nguyệt.
Hoa được tinh chế thành tinh dầu thơm có trong các loại nước hoa.
Nhựa có màu đỏ nên có thể làm thuốc nhuộm răng, nhuộm tóc hoặc nhuộm quần áo.
Ý nghĩa về phong thủy: cây giáng hương có khả năng thu hút vượng khí và mang đến những điều may mắn, từ đó khiến mọi chuyện liên quan đến gia chủ diễn ra suôn sẻ và thuận lợi.