CÂY VẠN TUẾ
Liên hệ
Tên thường gọi: Vạn Tuế, Cây Vạn Tuế
Tên khoa học: Cycas revoluta
Họ thực vật: Cycadaceae (Thiên Tuế).
Chiều cao lóng tại vườn: H = 40 – 50cm
Đặc điểm
- Vạn tuế có thân hình trụ; chiều cao trưởng thành từ 2 – 3m hoặc cao hơn, ít chia nhánh. Lá mọc thành vòng, dày đặc ở đỉnh thân và có hình lông chim, lá nhỏ thuôn về phía gốc và đỉnh. Phiến lá nhẵn bóng màu xanh đậm, cứng.
- Nón đực hẹp dài 25 – 28cm, rộng 4cm. Nón cái dạng phiến dài tới 20cm, có lông màu hung vàng dày, phần không sinh sản rộng, mép chia thành nhiều dải hẹp, cong, nhọn. Hạt hình trái xoan dẹt, non có lông nhẵn màu da cam.
Công dụng: Cây Vạn Tuế được sử dụng nhiều để tạo cảnh quan cho các công trình công cộng như công viên, khu tưởng niệm, quảng trường, các khu dân cư,… hay sử dụng làm cây cảnh trong sân vườn, tạo tiểu cảnh nội – ngoại thất, sử dụng làm cây cảnh trang trí nội thất…
Ý nghĩa về phong thủy
- Với dáng đứng uy nghi cùng với sự sống mãnh liệt, cây vạn tuế trong phong thủy tượng trưng cho sự kiên trì, bền bỉ để vươn đến sự thành công trong cuộc sống. Ngoài ra, cây vạn tuế còn tượng trưng cho sự trường thọ, vĩnh cửu, bởi cây có tuổi thọ rất cao. Cây vạn tuế thường được sử dụng để tặng cho người thân với mong muốn người thân được sống lâu, đắc đại thọ.
- Hai mệnh hợp nhất để trồng cây vạn tuế là mệnh Mộc và mệnh Thuỷ. Những người thuộc hai mệnh này khi trồng cây sẽ tăng vượng khí, làm ăn gặp nhiều sự may mắn, thuận lợi.