Các Loại Cỏ Sân Vườn Nên Trồng

Admin 23:37 03/12/2023

Cỏ sân vườn trồng nền là những loại cỏ phổ biến được sử dụng trong cảnh quan hiện nay với mục đích chính là tạo thảm đẹp, giữ đất chống xói mòn đối với những vùng đồi dốc.

Các loại cỏ trồng sân vườn có thể trồng trong dãy phân cách, lề đường trên đường phố hoặc tạo thảm trong sân vườn, quán cà phê, công viên hay trồng vào các khoảng trống giữa những viên gạch ốp sân vườn…

1. Cỏ Nhung Nhật

Đặc điểm chung của cỏ nhung nhật:

- Tên thông thường: cỏ nhung nhật, cỏ nhung

- Tên khoa học: Zoysia japonoca

- Họ thực vật: Poaceae (họ Hòa Thảo)

Cỏ Nhung nhật có tốc độ sinh trưởng chậm, thân mềm mượt, chiều dài thân từ 3 - 5 cm, thân bò sát mặt đất với các lá mọc so le nhau.

Cây cần nhiều ánh sáng, có thể chịu được lạnh và thiếu nước vào mùa đông. Sức đề kháng của cỏ Nhung cao, khả năng chống chọi với các loại sâu bệnh tốt. Phát triển rất tốt vào mùa hè, phù hợp với khí hậu nước ta.

Image title

Mục đích sử dụng của cỏ Nhung nhật:

- Cỏ Nhung Nhật được trồng trải thảm, phủ nền ở những bãi đất trống trong các công trình công viên, biệt thự, sân vườn,... nhằm tạo một mảng nền xanh phủ mượt mà và đẹp mắt.

- Được trồng rộng rãi tại các sân bóng đá, sân golf.

- Trồng phối, xen kẽ với gạch, đá lát sân tăng tính nghệ thuật bắt mắt.

- Cỏ trồng bao phủ, ngăn chặn cỏ dại.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cỏ Nhung Nhật:

- Trước tiên làm sạch cỏ dại, đá sỏi trên đất, làm phẳng bề mặt đất những vị trí cần trồng.

- Làm tơi xốp đất, tưới nước thật đẫm.

- Rải lớp mỏng phân hỗn hợp: mùn, tro, phần bò (không bắt buộc), sau đó dùng cào trộn đều lớp phân với đất nền, độ dày của đất đã xới tơi xốp tối thiểu 3cm.

- Tùy vào nhu cầu trồng cỏ cần dày hay mỏng, nếu dày thì 1m2 cỏ trồng được 1.2 - 2m2 đất nền; còn trồng thưa lên tới 3m2, 4m2 đất nền.

- Cỏ giống được xé nhỏ rải đều lên đất.

- Trong những ngày sau đó cần tưới nước liên tục, để đất được ẩm, cỏ giống bén rễ. Trung bình 50-60 ngày là cỏ ổn định.

2. Cỏ lá gừng thái lan

Đặc điểm chung của cỏ lá gừng:

- Tên thông thường: cỏ lá gừng

- Tên khoa học: Axonopus Compressus

- Họ thực vật: Poaceae (họ Hòa thảo)

Cỏ lá gừng dễ dàng bén rễ từ thân bò và thân rễ cọc lâu năm. Phần thân bò và các nút sẽ tạo thành một tấm thảm dày đặc đan vào nhau. 

- Cỏ lá gừng có tốc độ sinh trưởng nhanh, chịu nắng tốt nên thích hợp trồng ở những nơi nắng nhiều, đất đai màu mỡ.

Image title

Mục đích sử dụng của cỏ lá gừng:

Cỏ lá gừng là một trong những loại cỏ được sử dụng nhiều trong cảnh quan để trồng phủ nền trong công viên, sân vườn, trường học, đường phố… Cỏ lá gừng dễ trồng và chăm sóc nên được sử dụng phổ biến

3. Cỏ lá gừng thường

Đặc điểm chung của cỏ lá gừng:

- Tên thông thường: cỏ lá thường hoặc cỏ lá tre

- Tên khoa học: Axonopus Compressus

- Họ thực vật: Poaceae (họ Hòa thảo)

Image title


Cây cỏ lá gừng có thân bò và thân rễ lâu năm, với các lóng thân nhẵn, lát cắt hình bầu dục dài 3 – 3.5 cm và các đốt có lông; tạo thành những tấm thảm cỏ dày đặc với tán lá cao 15 – 20 cm và cành mang hoa cao 30 – 45 cm (-60 cm).Cây cỏ lá gừng có lá dẹt, có gờ, nhẵn hoặc rậm lông; phiến lá sáng bóng, phẳng hoặc gấp, hình mác, rộng 4 – 18 mm, dài 2 – 18 cm, nhẵn hoặc có lông bề mặt phía trên, mép có lông, đỉnh rộng sắc hoặc tù.Cụm hoa dạng chùy mảnh gồm 2 hoặc 3 (hiếm khi 5) chùm hoa. những bông hoa con hình thuôn, dài khoảng 2 – 3 mm, màu xanh nhạt và có thể phớt màu tím. Các hạt là một quả thóc dài 2 mm

- Cỏ lá gừng có tốc độ sinh trưởng nhanh, chịu nắng tốt nên thích hợp trồng ở những nơi nắng nhiều, đất đai màu mỡ.

Thảm có lá gừng làm xanh mát cả một khoảng rộng trong sân vườn, công viên, đường phố.Cỏ lá gừng là một trong những loại cỏ được sử dụng nhiều trong cảnh quan. cây cảnh sân vườn, để trồng phủ nền trong công viên, sân vườn, trường học, đường phố… Cỏ lá gừng dễ trồng và chăm sóc nên được sử dụng phổ biến.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cỏ lá gừng:

- Trước tiên làm sạch cỏ dại, tưới nước thật nhiều và đầm kỹ để đất không còn lún.

- Làm đất tơi xốp lớp mặt, tạo hệ thống thoát nước tốt.

- Rải lớp phân hỗn hợp(phân bò+tro trấu+mùn dừa+đất mùn)dày mỏng tùy đất nền xấu hay tốt.

- Sau đó dùng cào trộn lẫn phân với lớp đất nền.

- Cỏ lá gừng giống được xé nhỏ, trải đều trên mặt đất.

- Dùng đất mùn trộn tro trấu rải đều lên trên cỏ(nếu trải thảm không cần khâu này)

- Dùng đầm gỗ, đầm nhẹ để mắt rễ của cỏ bám đất, đồng thời rải bổ sung đất tro ở những nơi còn thiếu

Một số lưu ý khi trồng thảm cỏ sân vườn

++ Xử lý tầng đất mặt: Trong các loại đất luôn tồn tại 1 lượng hạt cỏ, thân ngầm, củ của cỏ dại. Khi trồng thảm cỏ mong muốn, bạn nên xử lý đất đất tránh để cỏ dại mọc lên sau khi đã trồng cỏ. Nếu chúng mọc lên quá nhiều, sẽ rất khó để xử lý bởi chúng sống chung với cỏ mà mình trồng.

++ Chăm sóc thảm cỏ: Cỏ không yêu cầu nhiều dinh dưỡng nên bạn không cần bón phân. Bạn chỉ cần tưới nước cho chúng. Thông thường, các chủ gia đình sẽ chọn phương pháp lắp hệ thống máy bơm tự động, hoặc các cột tưới phun.

Nhìn chung lại, nếu khu vực có bóng râm thì tuyệt đối không trồng cỏ nhung nhật. Nếu muốn đi lại trên cỏ thì nên chọn cỏ nhung nhật, cỏ lá gừng. 


Bạn có nhu cầu xây dựng 1 không gian xanh?

Hãy liên lạc với Thiên Mộc Green. Chúng tôi cam kết sẽ xây dựng cho bạn 1 không gian xanh cho cuộc sống của bạn tươi đẹp hơn.

Liên hệ với chúng tôi
Hotline